Digital Marketing là gì ?
Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) là việc sử dụng Internet, thiết bị di động, phương tiện truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm và các kênh khác để tiếp cận người tiêu dùng. Một số chuyên gia tiếp thị coi tiếp thị kỹ thuật số là một nỗ lực hoàn toàn mới đòi hỏi một cách tiếp cận khách hàng mới và cách hiểu mới về cách khách hàng cư xử so với tiếp thị truyền thống (Theo Wikipedia – Digital marketing là gì).
Digital Marketing bao gồm 2 thành phần là Online Digital Marketing và Offline Digital Marketing.
- Marketing Online bao gồm: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo công cụ tìm kiếm (SEM), quảng cáo nền tảng mạng xã hội, người có ảnh hưởng, tự động hóa nội dung, tiếp thị dựa trên dữ liệu, thương mại điện tử, truyền thông xã hội, e-mail, quảng cáo hiển thị …
- Offline Digital Marketing bao gồm: Truyền hình, đài phát thanh, SMS, Biển quảng cáo điện tử ngoài trời, frame thang máy.
1. Digital Marketing là gì ?
Để tìm hiểu digital marketing là gì, chúng ta cùng tham khảo các khái niệm đến từ chuyên gia:
- Theo Philips Kotler – giáo sư Marketing nổi tiếng thế giới: “Digital Marketing là tập hợp các hoạt động mà một công ty hoặc cá nhân thực hiện trên Internet nhằm thu hút các hoạt động kinh doanh mới và phát triển nhận diện thương hiệu.”
- Theo Pride & Ferrell – tác giả của Marketing Services and Resources in Information Organizations: “Digital Marketing là việc sử dụng tất cả các phương tiện kỹ thuật số, bao gồm Internet, di động và các kênh tương tác để nâng cao việc giao tiếp và trao đổi với khách hàng.”
2. Các kênh Digital Marketing phổ biến
Hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều kênh marketing khác nhau. Để xác định được kênh nào mang lại hiệu quả cần phải xác định nhiều yếu tố như: sản phẩm dịch vụ, khách hàng, thị trường. Dưới đây là một số kênh digital marketing sắp xếp theo thứ tự mức độ phổ biến giảm dần.
Kênh phổ biến:
- Facebook: Là kênh marketing phổ biển nhất hiện nay bởi rất đơn giản và dễ sử dụng. Thao tác đơn giản: chỉ cần tạo Fanpage, sáng tạo nội dung và chạy quảng cáo. Gần như đây là kênh dễ nhất mà ai cũng có thể làm được kể cả những người không học về marketing. Có thể tham khảo học facebook miễn phí tại đây.
- Google: Là kênh số 1 đối với những người làm marketing. Đây là kênh mang lại hiệu quả cao và rất bền vững. Kênh này bao gồm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO và quảng cáo Google. Tham khảo cách quảng cáo google miễn phí tại đây.
- Tiktok: Tuy ra đời sau nhưng đây là một hiện tượng mới nổi, là trao lưu hiện nay. Rất nhiều người, nhiều nhà kinh doanh đã giàu lên nhờ kênh này bởi tốc độ lan truyền mạnh mẽ. Rất nhiều các KOL, KOC nổi tiếng đã chuyển sang nền tảng này để xây dựng thương hiệu cá nhân.
Kênh khác:
- Zalo: Nền tảng mạng xã hội lớn nhất tại Việt Nam, Zalo là một kênh marketing đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, Zalo cũng là một kênh để chăm sóc khách hàng rất tốt. Tuy nhiên, do ở Việt Nam nên kênh này đòi hỏi giấy tờ rất chặt chẽ.
- Sàn thương mại điện tử: Xu hướng mua sắm qua các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada đang rất phổ biến hiện nay. Đối với kinh doanh bán lẻ thì không thể bỏ qua kênh này.
- Youtube: Là kênh xem video lớn nhất thế giới. Việc triển khai trên kênh này giúp mang lại giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp
- Instagram: Là kênh phổ biến của giới trẻ. Phù hợp với các sản phẩm dịch vụ hướng về đối tượng trẻ. Khác với facebook, IG rất ít sự cạnh tranh
- Banner: Là loại hình quảng cáo phủ thương hiệu phổ biến nhất hiện nay. Thông thường các banner được hiển thị trên các báo lớn với nhiều kích thước khác nhau
Tóm lại, trên đây là các kênh phổ biến tham khảo. Tùy vào tình hình kinh doanh thực tế để chọn kênh phù hợp. Mục tiêu là hướng nhiều kênh nhất có thể và lấy website làm trung tâm.
3. Lợi ích của Digital Marketing là gì
- Kết nối nhiều khách hàng: Tiếp cận và tương tác với một lượng lớn khách hàng tiềm năng trên nhiều nền tảng như mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến.
- Tiếp cận nhanh chóng: Các chiến dịch gần như được triển khai ngay lập tức, nhanh hơn rất nhiều so với các phương pháp marketing truyền thống.
- Tối ưu chi phí: Chi phí thấp hơn nhiều so với kênh truyền hình, báo chí.
- Dễ đo lường và phân tích: Toàn bộ các số liệu đều có công cụ theo dõi và đánh giá.
- Tỷ lệ chuyển đổi cao: Dễ dàng nhận được các chuyển đổi: Cuộc gọi, điền form.
- Xác định chân dung khách hàng: Phân tích được chi tiết chân dung khách hàng như: nhân khẩu học, sở thích, hành vi.
4. Digital Marketing cần học những gì?
- Nền tảng: Hiểu rõ các khái niệm cơ bản như SEO, SEM, email marketing, content marketing, các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instagram, …) và các hình thức quảng cáo trực tuyến khác.
- SEO: Tối ưu hóa website và nội dung với các công cụ tìm kiếm như Google, Bing. Hiểu rõ về từ khóa, thẻ meta, nội dung chuẩn SEO.
- Content: Sáng tạo nội dung hấp dẫn cho các nền tảng trực tuyến như blog, mạng xã hội và website phù hợp với đối tượng mục tiêu.
- Social Media: Quản lý và tối ưu các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn và TikTok.
- PPC: Pay-Per-Click là hình thức quảng cáo trả tiền, đặc biệt là Google Ads và quảng cáo trên các mạng xã hội. Tối ưu chi phí để đạt hiệu quả cao nhất.
- Email: Phát triển kỹ năng viết và tạo các chiến dịch email marketing tự động.
- Analytics: Sử dụng các công cụ như Google Analytics, trình quản lý quảng cáo để đo lường hiệu quả của chiến dịch, nắm bắt các chỉ số như ROI, CTR và chuyển đổi.
- Mobile: Quảng cáo trên ứng dụng và tối ưu hóa website cho di động.
- Thiết kế: Hiểu cơ bản các công cụ thiết kế nhằm tăng trải nghiệm người dùng
- Automation & CRM: Sử dụng các công cụ quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và tự động hóa để tối ưu quy trình marketing và nâng cao trải nghiệm khách hàng
5. Vị trí công việc Digital Marketing
Khi theo đuổi ngành Digital Marketing, học viên có thể làm việc tại các công ty truyền thông, công ty quảng cáo, công ty cung cấp các dịch vụ Digital Marketing, phòng Marketing trong doanh nghiệp, làm việc tự do (freelancer), tự khởi nghiệp kinh doanh trên nền tảng số,…
Người học Digital Marketing có thể làm việc ở các vị trí như:
- Chuyên viên SEO: Thiết kế cơ bản, viết nội dung chuẩn SEO, thiết kế website cơ bản
- Chuyên viên Quảng cáo trực tuyến: Thiết kế cơ bản, viết nội dung quảng cáo, dựng video cơ bản, thiết kế website & landing page
- Chuyên viên thiết kế (Design): Thiết kế hình ảnh
- Chuyên viên xây dựng kế hoạch số (Digital Planner): Kỹ năng phân tích chỉ số, tư duy hệ thống
- Hoặc chuyên viên Digital Marketing: Với mức lương không giới hạn. Kỹ năng SEO, viết nội dung, quảng cáo đa nền tảng, xây dựng kế hoạch và chiến lược marketing
Ngành Digital Marketing có cơ hội làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo. Khám phá và áp dụng những kỹ thuật, công nghệ mới nhất để thu hút sự chú ý của khách hàng. Theo SalaryExplorer, mức lương ngành Digital Marketing tại Việt Nam dao động từ 12.200.000 VNĐ đến 34.200.000 VNĐ mỗi tháng.
6. Tố chất của người làm Digital Marketing là gì
- Sáng tạo: Sáng tạo là tố chất quan trọng để tạo ra các chiến lược Digital Marketing mới mẻ, thu hút sự chú ý của khách hàng. Luôn luôn đổi mới và sáng tạo để xây dựng các chiến dịch Marketing hiệu quả.
- Cập nhật công nghệ: Thế giới thay đổi từng giây. Nên bạn cần cập nhật những công nghệ mới ứng dụng vào công việc như: Trí tuệ nhân tạo AI, Big Data, chuyển đổi số.
- Tư duy phân tích: Đo lường, đánh giá và tối ưu hóa các hoạt động Digital Marketing.
- Giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình sẽ giúp truyền tải đúng thông điệp đến khách hàng.
- Luôn thích nghi: Luôn thay đổi để cập nhật công nghệ, xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng.
- Quản lý: Lập kế hoạch và quản lý chiến dịch hiệu quả.
- Làm việc nhóm: Gia tăng hiệu quả khi làm việc cùng các đồng nghiệp.
7. Các bước lập kế hoạch Digital Marketing
- Xác định mục tiêu: Những gì bạn muốn đạt được thông qua các chiến dịch Digital Marketing. Ví dụ như tăng lượng truy cập trang web, tăng tỷ lệ chuyển đổi, hoặc nhận diện thương hiệu.
- Nghiên cứu và phân tích thị trường: Phân tích khách hàng bao gồm sở thích hành vi và nhân khẩu học. Phân tích cách làm marketing của đối thủ và nghiên cứu xu hướng thị trường.
- Xây dựng nội dung, thông điệp muốn truyền tải: Tạo nội dung mang lại giá trị cho khách hàng. Xây dựng thông điệp phù hợp với thương hiệu.
- Lựa chọn công cụ truyền thông: Lựa chọn kênh phù hợp như mạng xã hội, SEO, quảng cáo trả phí.
- Phân bổ nguồn lực và ngân sách: Phân bổ nhân lực tham gia theo công việc từng người. Phân chia ngân sách phù hợp với các kênh.
- Đo lường và đánh giá: Liên tục theo dõi các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Đồng thời điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch.
8. Các công cụ hỗ trợ Digital Marketing
- Phân tích thị trường, đối thủ: Ahrefs, SEMrush, SimilarWeb
- Phân tích website: Google Analytics, Google Search Console, Google PageSpeed Insights
- Quảng cáo Google: Google Ads Keyword Planner, Google Ads
- Quảng cáo Facebook: Facebook Ads Manager, Facebook Audience Insights
- Các công cụ quảng cáo khác: Zalo Ads, Tiktok Ads
Digital Marketing đã trở thành một kênh marketing quan trọng. Nó không thể thiếu trong cách tiếp cận và tương tác với khách hàng ngày nay. Bao gồm quảng cáo trên mạng xã hội, tối ưu SEO, đo lường hiệu quả chiến dịch. Digital Marketing mang đến nhiều cơ hội cho các cá nhân và doanh nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp có những bước phát triển vượt bậc. Nội dung được viết bởi MIB và Minh Đức Ads.